본문 바로가기 사이드메뉴 바로가기 대메뉴 바로가기

YEONGDONG-GUN


YeongDong-Gun

The center of Korean classical music with an
artistic spirit and clean natural environment

Tháp hài cốt của Đền Yeongguksa tại Yeongdong
Tháp hài cốt của Đền Yeongguksa tại Yeongdong Kho báu số 532

Tháp hài cốt ngự trị trên đồi cách Đền Yeongguksa 200m về phía nam. Tháp hài cốt giống như ngôi chùa, là nơi xá lị Phật Tử được cất giữ.

Được làm bằng đá granite và có hình bát giác, vốn là dạng kiến trúc rất phổ biến thời Silla và Goryeo. Theo đồn rằng, tháp nhiều lần được sửa chữa cho đến khi kết thúc Triều Đại Silla, hoặc vào thế kỷ 11, tức là thời kỳ đầu của Triều Đại Goryeo.

Công trình đài tưởng niệm cho biết, xá lị của Nho sĩ Wongak được cất giữ tại Yeongguksa, do đó khả năng rất cao là xá lị đó đã được cất giữ tại đây.

Xét về tổng thể, tháp hài cốt này có vẻ đẹp giản đơn nhưng tinh tế, được đánh giá là công trình đá điển hình xuất sắc.

Chùa đá ba tầng của Đền Yeongguksa tại Yeongdong
Chùa đá ba tầng của Đền Yeongguksa tại Yeongdong Kho báu số 533

Ngôi chùa đá này được dựng xây cùng thời với tháp hài cốt theo phong cách chung, gồm có kết cấu ba tầng đặt trên cột trụ hai lớp.

Chùa trước kia nằm ở phía đền Phật Giáo cổ kính, sau đó bị sụp đổ, nhưng đến năm 1942, Thầy Jubongjosa đã phục hồi chùa như ngày nay, cửa chính quay về phía đông nơi có Sảnh Daeungjeon của Đền Yeongguksa.

Các lớp trên dưới của cột trụ hai tầng vô tình bị chuyển đổi khi chùa được di dời. Mặc dù vậy, sai sót này đã được chỉnh sửa vào năm 2003 khi dự án sửa chữa và bảo tồn di sản văn hóa được triển khai. Kết cấu đá granite được cho là đã được xây dựng vào cuối Triều Đại Silla, khoảng cuối thế kỷ thứ 9. Tất cả vật liệu để chạm đầu mái cho ngôi chùa đều được bảo tồn hoàn toàn, nhờ vậy mà nơi đây được vinh danh là một trong những công trình đá điển hình nhất vào cuối Triều đại Silla hợp nhất.

Đài tưởng niệm nho sĩ quốc gia Wongak của Đền Yenongguksa tại Yeongdong
Đài tưởng niệm nho sĩ quốc gia Wongak của Đền Yenongguksa tại Yeongdong Kho báu số 534

Đài tưởng niệm này được xây dựng để hồi nhớ Nho sĩ quốc gia Wongak, là vị linh mục tu hành lâu năm, theo Chỉ thị Seon năm 1153 (năm thứ 7 trị vì của Vua Uijong, Triều Đại Goryeo) và được vinh danh là Nho sỹ hoàng gia trong triều đại Vua Myeongjong năm 1171 (năm thứ nhất trị vì của Vua Myeongjong).

Wongak theo kể lại đã đi tu từ khi chín tuổi theo luật lệ của Gyoung thời bấy giờ, sau đó đã đắc đạo trở thành Học giả Seon. Hài cốt của Nho sĩ quốc gia Wongak được cất giữ tại Đền Yeongguksa và Han Mun-jin đã viết văn bia năm 1180 (năm thứ 10 trị vì của Vua Myeongjong). Nội dung của văn bia được lưu giữ ngày nay trong quyền sách cổ có tên là Joseon geumseok chongnam (Danh mục văn khắc hoàn chỉnh của Hàn Quốc).

Phần kết cấu của đài tưởng niệm là dạng đá đen một khối nhưng đã bị phá hủy bởi súng đạn, do đó rất khó đọc được hoàn chỉnh nội dung.

Phần trụ cột hình rùa và bốn con rồng chạm khắc phía trên cho thấy sự độc đáo. Đài tưởng niệm này có nét đẹp thu hút lạ thường trong giới học thuật do được xác định rõ ràng về mặt thời gian thành lập.

Chùa đá ba tầng trên đỉnh Mangtapbong của Đền Yeongguksa tại Yeongdong
Chùa đá ba tầng trên đỉnh Mangtapbong của Đền Yeongguksa tại Yeongdong Kho báu số 535

Ngôi chùa đá này được xây bằng đá granite trên đỉnh nhỏ có tên là Mangtapbong, cách Đền Yeongguksa 500 mét về phía đông.

Kết cấu của chùa có ba tầng, trong đó phần trụ và mái làm bằng đá được gọt tỉa theo nhiều kiểu dáng khác nhau. Theo kể lại được xây dựng vào giữa Triều đại Goryeo, chùa cao 2,43 mét.

Cách chùa khoảng 20 mét về phía tây bắc là Heundeulbawi, hay còn gọi là Đá Rung Lắc. Rộng 6 métvà cao 8 mét, nặng khoảng 10 tấn, chùa có hình dạng giống cá voi đang bơi trên biển. Được gọi là “Đá Rung Lắc” do chỉ một người cũng có thể làm rung lắc tảng đá đó một cách dễ dàng.

Tam Phật Đá ở tư thế đứng tại Sinhang-ri, Yeongdong
Tam Phật Đá ở tư thế đứng tại Sinhang-ri, Yeongdong Kho báu số 984

Tam Phật ở tư thế đứng được tạc dưới chân núi cách cổng vào Sinhang-ri 3 mét về phía Nam. Được tạc trên phiến đá thuộc Triều đại Silla hợp nhất, vị Phật chính có khuôn mặt tròn, miệng và môi được chạm khắc tỉ mỉ, mũi đẹp, dái tai ngắn, cổ dài tương đối nhưng không có samdo (hay còn gọi là ba ngấn như các hình ảnh Phật Tử khác). Ngoài ra, còn có hai vầng hào quang xung quanh Phật, hào quang bên trong có hình hoa sen và hào quang còn lại có hình chuỗi hạt.

Vai thẳng, thân hình uy nghiêm cùng nhiều nét hùng tráng khác, những hình ảnh này cho thấy sự tương đồng về phong cách ở những bức tượng thời xưa. Nguồn tin cho biết, các tượng này được dựng vào cuối thế kỷ thứ 7 hoặc đầu thế kỳ thứ 8 theo truyền thống về Tam Phật tại Taean và Seonsan, được chạm khắc trên mỏm đá hồi thế kỷ thứ 7.

Trước khi Hàn Quốc được độc lập năm 1945, các tượng Phật là nơi thờ cúng và hương khói, hướng tới sự phù hộ độ trì.

Chùa đá ba tầng của Đền Banyasa tại Yeongdong
Chùa đá ba tầng của Đền Banyasa tại Yeongdong Kho báu số 1371

Các chùa Phật từ lâu được coi là nơi thờ cúng do xá lị của Phật Sakyamuni được cất giữ nơi đây. Ngôi chùa này theo phỏng đoán được xây dựng vào năm 846 (năm thứ 8 trị vì của Vua Munseong) khi Đền Banyasa được thi công. Chùa có kiến trúc độc đáo được xây dựng từ cuối Triều đại Silla đến đầu Triều đại Goryeo, gồm phần đá nền một lớp dựng trên móng. Kết cấu thân chính và chạm khắc đầu mái gồm có phần nền đầu mái và lớp bao quanh. So với tầng một, chiều cao của các tầng tiếp theo giảm đi đáng kể. Phần đua ra của mái tầng một có năm lớp trong khi chỉ là bốn ở các tầng khác.

Cây bạch quả của Đền Yeongguksa tại Yeongdong
Cây bạch quả của Đền Yeongguksa tại Yeongdong Kho báu số 223

Cây bạch quả này cao 31 mét và phần chu vi ngang ngực là 11 mét, theo tính toán có tuổi đời 1000 năm.

Phần thân tỏa nhánh cao chừng 2 mét. Các nhánh chính của cây trải rộng khoảng 25 mét từ đông sang tây và 22 mét từ nam sang bắc. Một trong những nhánh phía tây đã bắt đầu hướng đất và đâm rễ mới.

Riêng phần nhánh mới này cũng cao trên 5 mét, chu vi ngang ngực là 20 cm.

Theo truyền thuyết, cây này biết khóc thành tiếng khi đất nước xảy ra các khủng hoảng nghiêm trọng. Vào mùa thu, cây cùng với môi trường xung quanh tạo nên một tổng thể cảnh quan vô cùng đẹp mắt.

NATURAL HABITAT OF ‘ABELIOPHYLLUM DISTICHUM’ IN MAECHEON-RI, YEONGDONG
NƠI Ở TỰ NHIÊN CỦA ‘ABELIOPHYLLUM DISTICHUM’ TẠI MAECHEON-RI, YEONGDONG Kho báu số 364 Vị trí: Maecheon-ri, Yeongdong-eup, Yeongdong-gun, Chungcheongbuk-do

Bạch hoa xà thiệt thảo với tên khoa học Abeliophyllum distichum là dạng cây bụi sớm tàn có lá kiểu đối xứng cao khoảng từ 1 đến 1,5 mét, thuộc họ cây tần bì. Cây có hình ovan nhưng đỉnh lại nhọn. Lá, không răng cưa, dài 3 - 6 cm và rộng 2 - 3 cm. Bề mặt lá có màu xanh đậm trong khi mặt còn lại có màu xanh vàng. Cuống lá hình vuông.

Hoa thơm nở trước lúc mọc tán, màu hoa thường là trắng, hồng hoặc xanh dương.

Hoa nở vào khoảng cuối tháng 03 và duy trì đến đầu tháng 04. Loài cây hiếm toàn cầu này cho quả có hình thù độc đáo và hoa đẹp chỉ mọc tại vùng Yeongdong, Goesan và Jincheon của Hàn Quốc.

Nhà Sohseok tại Yeongdong
Nhà Sohseok tại Yeongdong Văn hóa dân gian quan trọng số 132 (được chỉ định ngày 10/01/1984)

Theo ghi chép tại Mangwa, ngôi nhà này được đánh giá là xây dựng vào thời Đế chế Gojong thứ 22 (1885), Triều đại Josen. Có ba ngôi nhà, anchae, sarangchae và gotganchae. Hangrangchae và kwangchae, nằm giữa anchae và sarangchae, đã được di dời đầu thế kỷ 20.

Anchae có 6 trạm nghỉ ở phía trước và 3 trạm nghỉ ở phía hông. Ngôi nhà này có một chái(cánh) ở phía trước và sau, mái hiên kép và phần mái ngói hình Paljak. Các cột chống hình vuông được gia cố bằng các trụ đỡ tự nhiên. Kết cấu ngôi nhà có 1 cột cao và 5 dầm.

Sarangchae có hình chữ H, phòng sarang và sarangdaecheong. Phòng phía sau, khu bếp (có tầng nhỏ che mái) và phòng phía trước hướng nằm ở phía tây. Golbang, gunnunbang và numaru nằm ở phía đông. Phần trụ đỡ làm đá bằng granite có chức năng đỡ lấy các cột hình vuông. Kết cấu ngôi nhà có 1 cột cao và 5 dầm. Hạng mục này được trang trí nhiều hơn so với anchae theo các quy tắc xây dựng cơ bản. Gotganchae xây tường theo lối kiến trúc có cửa chớp truyền thống và có mái lợp lá. Phần trụ đỡ làm đá bằng tự nhiên có chức năng đỡ lấy các cột hình vuông. Trên tường tích hợp các tấm ván nằm ngang giữa các trụ đỡ. Sàn làm bằng gỗ và trần làm bằng tấm lợp. Ngôi nhà này là ví dụ điển hình về kiến trúc nhà của các chủ trang trại giàu có với giá trị lịch sử rất lớn. Năm 2007, ngôi nhà được đặt tên theo bút danh của Song Byeongpill, Sohseok, là người đã xây dựng nên ngôi nhà này.

Nhà Gyudang tại Yeongdong
Nhà Gyudang tại Yeongdong Di sản văn hóa dân gian quan trọng số 140

Nhà Gyudang được chia hai phần: các phòng sinh hoạt trong nhà và không gian ngoài trời. Các phòng sinh hoạt trong nhà gồm có anchae (không gian bên trong) có hình dạng ‘ㄱ’và gwangchae (nhà kho) có hình dạng ‘ㄴ’, quay mặt vào nhau tạo thành tổng thể hình vuông. Không gian ngoài trời qua thời gian có nhiều thay đổi nên rất khó chỉ rõ hình dạng ban đầu.

Theo ghi chép, ngôi nhà này được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, do phần mái ngói có khắc Euryu Samwol (tháng 3 năm 1885) và Byeongsul samwol (tháng 03 năm 1886).

Xét về phong cách kiến trúc của vùng phía nam, các phòng sinh hoạt bên trong gồm có bếp, phòng khách, sảnh lát gỗ và một phòng phụ ở một bên; bên còn lại gồm thư viện, hành lang và phòng lớn.

Không có không gian riêng cho sarangchae (các phòng bên ngoài).

Phần mái được làm cong lên giống như thường thấy ở các ngôi nhà phổ biến vùng phía nam. Nhà vệ sinh nằm ở phía đông đối diện phòng khách có kiến trúc hình vuông lợp rơm độc lập với kết cấu đơn giản.

Nhà Kim Champan tại Yeongdong
Nhà Kim Champan tại Yeongdong Di sản văn hóa dân gian quan trọng số 142

Ngôi nhà này theo ghi chép được xây dựng vào cuối thế kỷ 17. Phần anchae (các phòng sinh hoạt bên trong) và ansarangchae (phần tách rời với các phòng sinh hoạt bên trong) được bảo tồn hoàn toàn, nhưng chỉ còn sarangchae (các phòng bên ngoài).

Phần nền của các phòng bên ngoài theo dự đoán được xây dựng khoảng đầu thế kỷ 18; cả munganchae (phòng cho người giúp việc) và gotganchae (nhà kho) đều được xây dựng ở thế kỷ 20.

Các phòng sinh hoạt bên trong hình chữ U gồm có bếp, phòng khách, một phòng phụ và phần sảnh lát gỗ có lối kiến trúc điển hình của vùng phía nam. Một điều thú vị, nhà lát sàn gỗ để làm mát ở góc đối diện với sảnh thay vì Ondol (hệ thống sưởi dưới sàn truyền thống của Hàn Quốc).

Phần không gian tách rời bên trong là kiểu nhỏ gọn gồm có bếp, phòng lớn và một phòng phụ, sảnh lát sàn gỗ.

Ngôi nhà này thường là kiểu nhà của giới trí thức với các nét trang trí độc đáo. Thiếu sót duy nhất ở lối kiến trúc này là sự mất cân bằng giữa không gian bên ngoài và không gian bên trong. Tuy nhiên, nhìn chung, các công trình nhà có sự hài hòa hoàn hảo với môi trường tự nhiên xung quanh, vì thế mới trở thành hình mẫu kiến trúc tuyệt vời như vậy.

Nhà Seong Wi-je tại Yeongdong
Nhà Seong Wi-je tại Yeongdong Di sản văn hóa dân gian quan trọng số 144

Kiến trúc nhà dạng này thường được xây vào thế kỷ thứ 20, gồm có anchae (các phòng bên trong), gwangchae (nhà kho), và munganchae (phòng cho người giúp việc), cổng hai trụ, điện thờ gia đình và nhiều không gian phổ biến khác. Riêng kết cấu nhà kho theo ghi chép được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 18.

Nhà kho được lợp rơm, 4 kan (đơn vị khoảng cách giữa hai cột) ở phía trước và 2 kan ở hai bên; chỉ 1 kan được mở ra phía ngoài để sử dụng như là chuồng vật nuôi và 3 kan còn lại làm sàn gỗ để làm nhà kho. Phần tấm lợp to và rộng được ghép với nhau theo chiều dọc bằng kỹ thuật ghép mộng cổ xưa. Kỹ thuật dựng trụ cao ở giữa công trình để trực tiếp đỡ dầm ngang là nét đặc trưng không còn được sử dụng ở bất kỳ đâu tại Hàn Quốc. Thùng ngũ cốc ở phía sau nhà kho được làm thủ công theo đúng phong cách truyền thống.

Thác nước tại Ga Chupungnyeong
Thác nước tại Ga Chupungnyeong Di sản văn hóa đã đăng ký số 47, xây dựng năm 1939

Thác nước tại Ga Chupungnyeong được xây dựng để cấp nước cho đầu máy hơi nước trên tuyến Gyeongbu kết nối với Seoul và Busan. Không giống như các thác nước chạy xe lửa hơi nước hiện còn, phần sàn có hình chữ nhật nhưng kết cấu ba cấp tổng thể nhìn chung là giống nhau, gồm kết cấu nền, phòng máy và bể nước. Tất cả các hạng mục liên quan đến thác nước đều được bảo tồn nguyên trạng, bao gồm máy bơm trong phòng máy và ao nước ngoài tháp, đây chính là nguồn nước chính.

Cầu tại Nogeun-ri, Yeongdong
Cầu tại Nogeun-ri, Yeongdong Di sản văn hóa đã đăng ký số 59, xây dựng năm 1934

Cầu này có hai hầm dạng vòm phía dưới được xây dựng để làm tuyến đường sắt vượt qua Sông Gaegeungheon khi tuyến đường sắt Gyeongbu hoạt động. Công trình này chính là nơi xảy ra “Sự kiện Nogeun-ri” khi có rất nhiều người dân vô tội bị tàn sát trong Chiến tranh Hàn Quốc (1950 - 1953). Chỉ trong bốn ngày từ 26 đến 29/07/1950, một tháng sau khi chiến tranh bùng nổ, quân đội Mỹ đã tập hợp người tị nạn và người dân Jugok-ri và Imgye-ri, Yeongdong-eup dưới hầm để rồi tiến hành thảm sát hàng loạt. Các dấu tích súng đạn hình tròn hoặc tam giác là minh chứng rõ ràng cho sự náo loạn những ngày hôm ấy.

Ga Simcheon tại Yeongdong
Ga Simcheon tại Yeongdong Di sản văn hóa đã đăng ký số 297, xây dựng năm 1934

Ga Simcheon hoạt động từ năm 1905 với chức năng là điểm dừng chung trên Tuyến đường sắt Gyeongbu. Khi lưu lượng tăng lên, đường sắt được mở rộng thành hai làn và ga được di dời tới vị trí như hiện nay, xây mới năm 1934. Ga có kiến trúc dạng tuyến tính, có lối vào phòng chờ, mái có đầu hồi hình tam giác, tạo điểm nhấn về phối cảnh mặt tiền.

Phần mái che lối ra tàu có chiều cao khác với mái của kết cấu chính, giúp tăng độ sâu cho công trình đồng thời tạo ra bóng mát.